Những bom tấn game ‘xịt’ tệ nhất năm 2019 (P1)
(Fun88 Esport) Mặc dù được đầu tư bài bản, được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng đều thất bại khi ra mắt trong năm 2019. Hãy cùng điểm lại những quả ‘bom xịt’ này nhé!
Có thể nói 2019 tiếp tục là một năm bùng nổ của rất nhiều siêu phẩm game đỉnh cao, từ bản làm lại của Resident Evil 2 đến Devil May Cry 5, The Outer Worlds và nhiều cái tên khác của nhà Nintendo. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều cái tên ‘bom tấn’ vẫn chỉ là những “bom xịt” bởi nhiều lý do khác nhau, từ cốt truyện đến gameplay đều không đáp ứng được kỳ vọng của người chơi. Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 bom xịt của năm 2019 nhé.
Rage 2
Khá ngạc nhiên khi một tựa game có các yếu tố để trở thành một tựa game đỉnh cao lại được xếp vào danh sách này. Là sản phẩm phối hợp giữa Avalanche và Id Software, Rage 2 vẫn chưa thực sự nổi bật giữa “một rừng” các thể loại game sinh tồn bởi câu chuyện và các nhân vật trong game không thực sự truyền được cảm hứng và thiếu cá tính. Ngoài ra, bản chất thế giới trong game thiếu đi sức hút cùng các nhiệm vụ cốt truyện cứ như thể sao chép hoàn toàn từ các siêu phẩm thế giới mở đã thực hiện trước đây.
Anthem
Là một tựa game bắn súng – nhặt vật phẩm được hứa hẹn nhất năm, Anthem hóa ra lại là một bom xịt ngoài sức tưởng tượng cho dù có rất nhiều cơ chế tân tiến và gameplay hiện đại được quảng bá. Sự thất bại này do bởi sự mờ nhạt trong thiết kế màn chơi, sự thiếu hụt các vật phẩm có ý nghĩa, nhiều lỗi vặt trong game và một kế hoạch phát hành không nhất quán do nhiều thành viên trong nhóm phát triển đã rời đi hoặc chuyển dự án khác. Không chỉ vậy, với một chu kỳ phát triển hỗn loạn và khủng hoảng, sự thiếu giao tiếp và thiếu tính quyết định cũng khiến Bioware mất điểm rất nhiều trong mắt fan hâm mộ.
Wolfenstein Youngblood
Đây được xem là ngoại truyện độc lập của dòng game Wolfenstein, Youngblood lại không được nhiều người đánh giá cao như hai phiên trước đó. Khi ra mắt, Youngblood bị nhận xét là “khá yếu” về mặt cốt truyện, xuất hiện nhiều lỗi kỹ thuật, cơ chế ghép cặp khó hiểu cũng như độ khó được điều chỉnh thiếu tính logic. Một điểm nữa là năm ở cơ chế giao dịch vĩ mô khi game có đến ba loại tiền tệ khác nhau làm rối loạn hệ thống nâng cấp và ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm của người chơi.
Ghost Recon: Breakpoint
Dù được giới thiệu rất hoành tráng, Ghost Recon: Breakpoint gần như sử dụng lại toàn bộ những gì đã có của người tiền nhiệm và tạo nên một vai phản diện khá hấp dẫn với một bản đồ đa dạng đòi hỏi nhiều kỹ thuật sinh tồn khác. Tuy nhiên, những gì người chơi nhận được là một cốt truyện khá là thất vọng, nhiều vấn đề kỹ thuật, các cơ chế cũ không được cải thiện trên các phương diện và một hệ thống giao dịch vĩ mô rất cồng kềnh. Sự thất bại của Breakpoint khiến Ubisoft phải lùi ngày phát hành các siêu phẩm khác do doanh số bán game “tệ hại” của nó.
The Surge 2
Dù thực sự được cải tiến mạnh mẽ so với người tiền nhiệm đi trước trên nhiều phương diện, song Surge 2 vẫn chưa thể làm được điều mà bản tiền nhiệm đã truyền cảm hứng đến người chơi ngay từ đầu. Được xây dựng theo phong cách của Souls, game lại mang đến một cơ chế chiến đấu hoạt động không mấy hiệu quả, nhất là khi phải chiến đấu với nhiều đối thủ. Surge 2 vẫn tồn tại nhiều lỗi vặt khi di chuyển trong thế giới mở và lỗi điều khiển nhân vật ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người chơi.
(Còn tiếp)