[Valorant] Không như Valorant và Call Of Duty, Fortnite loại bỏ gian lận trong game tốt hơn hẳn

(FUN88ESPORTS) Ngành công nghiệp game luôn phải đối mặt với những kẻ gian lận/ tin tặc. Tin tặc luôn phá hỏng game yêu thích của chúng ta hết lần này đến lần khác bất kể chỉ là chơi bình thường, đối kháng hay đến cả chuyên nghiệp. Câu hỏi là, làm thế nào để bạn ngăn chặn chúng?

Nếu bạn nghĩ rằng câu trả lời chỉ đơn giản là sử dụng một phần mềm chống gian lận, thì bạn cũng có phần đúng. Nó giúp ích trong việc ngăn chặn tin tặc trong một thời gian ngắn nhưng không có nghĩa là ta có thể loại bỏ hoàn toàn chúng. Đối mặt với những người chơi không trung thực như vậy, các game như Call of Duty Warzone và Valorant đã phải gánh chịu nhiều hậu quả. Tuy nhiên, game Fortnite đã có thể hạn chế một khối lượng tin tặc nhất định.

Phần mềm chống gian lận hoạt động như thế nào?

Có hai loại phần mềm chống gian lận cơ bản. Chống gian lận phía khách hàng và chống gian lận phía máy chủ. Ở phía máy khách, chương trình sẽ được cài đặt trên PC của người chơi. Phần mềm này sẽ liên tục quét game chạy dưới nền khi bạn đang chơi. Game sẽ tìm kiếm các mã độc có nguy cơ chỉnh sửa code game nhằm mục đích hack.

Việc này rất hiệu quả vì hầu hết việc hack đều yêu cầu một code nhất định trong game của người chơi. Nhưng phần mềm này sẽ không hiệu quả nếu như người chơi sử dụng hack riêng / trả phí. Rất khó để phát hiện những vụ hack tinh vi như vậy.

Mặt khác, phần mềm phía máy chủ không ở trong hệ thống của bạn; nó được sử dụng trên các máy chủ bạn đang chơi. Nó thu thập dữ liệu game, từ tỷ lệ Kill Death, độ chính xác, v.v. và so sánh nó với dữ liệu toàn cầu để cấm những người chơi có dấu hiệu khác lạ. Việc so sánh này khá lố bịch vì nó có thể cấm nhầm những người chơi thật sự có kỹ năng giỏi.

Bây giờ bạn đã biết các phần mềm này hoạt động như thế nào, chúng ta hãy xem Valorant và Call Of Duty đã làm gì để chống lại tin tặc.

Riot Vanguard: Valorant

Vanguard là phần mềm chống gian lận được sử dụng bởi Riot Games, dành cho game Valorant. Phần mềm này được yêu cầu phải chạy mọi lúc và được khởi động khi Windows khởi động. Điều này về cơ bản làm cho nó trở thành một phần mềm dựa trên nhân hệ điều hành chạy cùng với các tiến trình cốt lõi trong hệ thống của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nó tại đây.

Bạn có thể nghĩ rằng nếu phần mềm này có quyền truy cập vào hệ thống cốt lõi của bạn, nó có thể xâm nhập vào hệ thống. Riot đã xóa nó và nói rằng nó không phải phần mềm theo dõi thông tin người dùng. Ngoài ra, các phần mềm chống gian lận khác như ‘EasyAntiCheat’ và ‘BattleEye’ đã sử dụng chức năng tương tự, vì vậy việc xâm nhập này không hoàn toàn mới.

Sự khác biệt là, đã có báo cáo về việc phần mềm này không cho phép mọi người chạy một số chương trình nhất định. Một người dùng Reddit nói rằng Vanguard đang làm rối tung các chương trình mà nó đáng lẽ không nên truy cập. Nhưng vấn đề này hiện đã được khắc phục theo khẳng định của Riot. Ngoài ra, Vanguard không chịu trách nhiệm về việc làm GPU quá nóng, nhưng thực tế nó đã vô hiệu hóa một số chương trình cho phép bạn kiểm soát tốc độ quạt tản nhiệt của mình, v.v.

Vanguard có hỗ trợ đủ cho Valorant không?

Thật đáng buồn là không. Việc chống gian lận có vẻ tốt về mặt lý thuyết. Chắc hẳn Riot có một hệ thống rất nghiêm ngặt nhưng không có nghĩa là nó có hiệu quả. Các tin tặc cũng đã tìm ra cách đột nhập vào bản beta kín và có thể hack được sau khi phiên bản ra mắt đầy đủ. Dù các nhà phát triển tuyên bố rằng hệ thống chống gian lận này rất hiệu quả, nhưng họ vẫn phải cải tiến nhiều nếu muốn loại bỏ toàn bộ những kẻ gian lận.

Call Of Duty: Warzone

Infinity Ward và Activision đang hoạt động rất kém trong việc chống tin tặc. Họ đã ban hành khoảng 70.000 lượt cấm trong một thời điểm, nhưng không có kết quả. Đáng ngạc nhiên là không có hệ thống chống gian nào ổn định. Các nhà phát triển tự đánh giá và tìm kiếm tin tặc. Game này có hơn 50 triệu người chơi, điều này chỉ khiến việc theo dõi, nhận dạng và cấm tin tặc trở nên khó khăn hơn.

Họ đã cố làm việc này từ tháng Tư nhưng có vẻ như không thể kiểm soát được tình hình. Streamer nổi tiếng CouRage thậm chí đã than trời vì game này tràn ngập tin tặc.
Cũng có báo cáo về việc Activision đã cấm các tài khoản được cho là không phải là tin tặc. Trong một động thái khắc phục, họ cũng đã lặng lẽ xóa lệnh cấm đi. Bạn có thể đọc về nó đây.

https://twitter.com/InfinityWard/status/1255208836979286016

Dòng tweet của CouRage nói về việc ‘loại bỏ những kẻ gian lận’ của Activision đã không mang lại kết quả. Đáng chú ý là Fortnite thực sự khá thành công trong loại bỏ tin tặc khỏi game của mình.

Cách thức đối phó với tin tặc

Vào tháng 5 năm 2020, Epic Games thông báo rằng Fortnite có gần 350 triệu người chơi. Kể từ khi ra mắt vào năm 2017, trò chơi BR đã hoạt động rất tốt. Đó là vì hệ thống chống gian lận đáng kinh ngạc của Fortnite. Game sử dụng hai hệ thống chống gian lận, dựa trên 2 nhân hệ điều hành khác nhau, đó là EasyAnticheat và BattleEye.

Game không hoàn toàn loại bỏ hết tất cả gian lận. Nhưng game này có số lượng người gian lận thấp hơn đáng kể so với bất kỳ game Battle Royale nào khác. Có thể là do tính hiệu quả của các hệ thống chống gian lận hoặc có thể là do thực tế là có hai hệ thống, khiến cho tin tặc khó có thể xâm nhập. Rõ ràng là hệ thống chống gian lận kép đã hoạt động tốt đối với Fortnite và đã đến lúc những nhà sản xuất game khác cũng nên thử.

Call of Duty Warzone và Valorant đều là những game khá mới nhưng đã trở nên sớm nổi tiếng. Riot Games và Infinity Ward không thể để tin tặc phá hỏng game của họ. Đối với Warzone, Game của họ chắc chắn cần phải nâng cấp nghiêm túc về mặt nhận diện và loại bỏ những kẻ gian lận. Hy vọng, các công ty sẽ sớm hành động.

Facebook

LienMinhFun

Telegram Hỗ trợ

Mile Nguyen

FUN88 ESPORTS © 2024. All Rights Reserved.