[DOTA2 META] Queen Of Pain – Sự Trở Lại Của Nữ Hoàng P1!
(Fun88 Esports) – Queen Of Pain một vị tướng đã bị “thất sủng” trong thời gian gần đây
Trong thế giới Dota 2, việc sử dụng những hero mạnh của Patch hay còn gọi là những hero meta để leo rank hay thi đấu chuyên nghiệp không còn là điều quá mới lạ. Việc sử dụng những hero này mang lại rất nhiểu lợi thế cho game thủ tuy nhiên việc này thường có những hạn chế nhất định.
Hero Meta – Những góc nhìn khác
Trong mỗi bản update thường chỉ có từ 10 đến 20 hero được đánh giá là mạnh và đủ sức để thi đấu chuyên nghiệp. Hơn nữa, các đội dành những lượt ban đầu tiên cho những hot pick nguy hiểm dẫn đến việc lựa chọn của các đội trưởng khi thi đấu thường chỉ gói gọn lại trong khoảng 15 hero. Đây là một con số quá ít so với hơn 100 hero của game. Mặc dù điều này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả trận đấu nhưng vô hình chung sẽ đóng khung lối chơi của đội và dễ bị đối thủ bắt bài.
Để thêm cung cấp cho người chơi Dota 2 thêm sự lựa chọn trong những trận đấu Pub và chuyên nghiệp, hôm nay mình xin giới thiệu một Midlaner có lối chơi cực kì cuốn hút-Queen of Pain.
Queen of Pain – Thời Kì Huy Hoàng Buổi Ban Đầu
Queen of Pain là một trong những hero nổi tiếng nhất trong những năm đầu phát triển của Dota và Dota 2. Sở hữu bộ skill hoàn hảo cho việc đi gank và combat, cô nàng là nỗi ác mộng của các support đối phương. Chỉ cần phát hiện một hero đi lẻ để cắm ward, hay đứng sai vị vị trí trong teamfight, QoP sẽ cho hero đó bốc hơi trong một nốt nhạc với lượng damage phép khủng khiếp của mình.
Khi sử dụng QoP, game thủ có thể chọn giữa việc farm nhiều để full đồ sớm hay gank nhằm hạn chế bớt sự phát triển của core đối phương. Nói chung , QoP có lối chơi khá đa dạng, mỗi kiểu build đều có những hiệu quả nhất định tùy vào tình huống của từng game đấu. Đây cũng là lý do nhiều game thủ chuyên nghiệp chọn cô nàng này làm hero tủ như Dendi, KuKu… Những đội sử dụng Qop thường có lối đánh mạnh mẽ điển hình điển hình là NaVi vào khoảng thời gian 2012- 2014.
Queen of Pain – Nữ Hoàng Quên Lãng
Theo thời gian, Mid lane được lựa chọn làm mỏ vàng của các hero cần item như Shadow Fiend, Achemist, Medusa, Zues, Invoker… Điển hình là trận Evil Geniuses vs Complexity Gaming, khi game thủ Arteezy sử dụng Naga Siren đi mid đạt kỉ lục 1000 GPM ở giải The Boston Major 2016. Thời điểm này này những hero Mid này thường sẽ được ưu tiên farm và lấy sự an toàn làm chủ đạo, đến khi đủ đồ đạc mới tham gia combat.
Lối chơi này là do các đội luôn tìm cách để gây áp lực Safe Lane và Offlane đối thủ khiến các hero core ở 2 lane này khó phát huy hiệu quả. Đồng thời việc đứng lane liên tục sẽ tạo điều kiện cho hero có nhiều kinh nghiệm và tiền hơn là đi gank. Điều này giảm đáng kể sự hiệu quả bộ skill của Queen of Pain.
Giờ đây cô nàng đỏng đảnh này đóng vai trò là một giải pháp tình huống hơn là sự lựa chọn cốt yếu của lineup. Vì vậy trong một thời gian dài, hero này dường như bị chìm vào quên lãng. Tuy nhiên tất cả chỉ là tạm thời, trải qua nhiều năm, việc Meta thay đổi giúp cho hy vọng ngày Queen of Pain trở lại tung hoành trong Captain Mode không còn xa.
Cùng theo dõi Fanpage Fun88 Epsorts để đón xem Phần 2: QoP – Sự Trở Lại Của Nữ Hoàng nhé!
Fun88Esports