[DOTA2] Có khó không khi đối đầu với Riki? (Phần 2)
(Fun88 Esports) Riki đang dần trở nên mạnh hơn và đi kèm theo nó là sự khó chịu tột độ, và bài viết ngày hôm nay sẽ tìm hiểu cách xử lý hero khó chịu này.
Riki là 1 Hero gây rất nhiều khó chịu từ giai đoạn đầu game cho đến cuối game, nhưng cách khắc chế cũng rất dễ vì ở giai đoạn đầu game Riki rất yếu máu.
Phần 2:
SỬ DỤNG PHÁT HIỆN TÀNG HÌNH
Riki tiêu hao tài nguyên của đội bạn. Trong khi các core hero có thể farm hơn Riki bằng cách đánh creep, support sẽ luôn gặp khó khăn. Cả core và support phải hiểu điều này và chơi cho đúng: bạn không thể chết lãng nhách trước Riki.
Bạn cũng cần phải ở cạnh nhau nếu không biết Riki ở đâu. Việc này sẽ tiết kiệm đội bạn rất nhiều gold, vì bạn sẽ cần ít sentry hơn khi chỉ chơi ở một phần của bản đồ. Và nó giúp đồng đội không chết, hoặc ít nhất là đổi mạng.
Những gì chúng ta thường thấy các tuyển thủ chuyên nghiệp làm, và cụ thể hơn là khi đối đầu với Riki, là hy sinh toàn bộ lane, thường là offlane, để chơi quanh mid và safelane. Từ đó, những sentry sẽ tiêu tốn ít gold hơn.
Vẫn cố gắng bảo vệ trụ của bạn nếu có thể, đặc biệt là ở giai đoạn đầu game, nhưng đừng cố đẩy lane, nếu như những sentry của bạn đã cắm ở những chỗ khác trên bản đồ.
LÊN ĐỒ
Bằng cách chơi thụ động trong khu vực phát hiện tàng hình để phát huy độ hiệu quả tối đa của nó, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền để lên đồ cho support. Force Staff thường là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, nhưng tùy thuộc vào game, Glimmer Cape, Ghost Scepter và Aeon Disk đều rất tuyệt vời.
Cần lưu ý level 20 talent của hero này, do nó tăng phạm vi mở combat và trốn thoát với khoảng cách không tưởng. Kết thúc trận đấu trước khi support Riki đến được đó hoặc chơi cực kỳ cẩn thận khi đối đầu với core Riki trong giai đoạn giữa – cuối game. Bất kỳ đối tượng đi lẻ nào không có Force Staff hỗ trợ đều là máy in tiền cho Riki đối phương.